HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Cách tính Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương và hoa hồng từ kinh doanh được tính như thế nào? Sau đây DanhKhoiReal.VN xin được cập nhật những thông tin cơ bản nhất về các khoản Tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất Năm 2021 để các bạn tham khảo, đặc biệt là các bạn Sales Bất Động Sản nắm được cách tính thuế TNCN trong các khoản tiền lương & Hoa hồng bán hàng của mình nhé.

cach tinh thue thu nhap ca nhan moi nhat - HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT 2021

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT 2021

Quý khách hàng tham khảo thêm Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đối tượng phải chịu Thuế thu nhập cá nhân? Thủ tục hoàn thuế TNCN mới nhất 2021

Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất có 2 trường hợp: Đối với Các cá nhân không cư trú thì Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%. Đối với Các cá nhân  cư trú thì Thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính theo 2 trường hợp sau:

CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN) VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THỜI VỤ DƯỚI 3 THÁNG:

Các Tổ chức/Doanh Nghiệp hay Cá nhân chi trả tiền lương, tiền thù lao hoặc các khoản chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên múc thu nhập trước khi trả cho cá nhân đó.

Ví dụ: DanhKhoiReal.VN ký hơp đồng thử việc đối với Nhân viên Nguyễn Anh A trong thời gian 2 tháng với mức lương cơ bản là 3.000.000đ & phụ cấp thêm tiền ăn trưa 500.000đ, tiền xăng xe 500.000đ. Cách tính Thuế thu nhập cá nhân của Nguyễn Anh A như sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Mức thu nhập x 10%
  • Tương ứng với Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = (3.000.000 + 500.000đ tiền ăn trưa + 500.000đ tiền xăng xe) x 10% = 400.000đ

Ghi chú: Vì Nguyễn Anh A ký hợp đồng Thời vụ – Giao khoán – Thử việc được tính theo biểu mẫu toàn phần nên Thuế thu nhập cá nhân là tình trên tổng mức thu nhập bao gồm luôn cả các khoản phụ cấp tiền cơm trưa & tiền xăng xe

Khi khấu trừ thuế thì cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân làm cam kết 02/CK-TNCN phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN) VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÀI HẠN TRÊN 3 THÁNG:

Nhân viên ký Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện tính Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo biểu lũy tiến từng phần

Công thức tính thuế TNCN: THUẾ TNCN PHẢI NỘP = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuếCác khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhậpCác khoản được miễn thuế

Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập bao gồm tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…

Các khoản được miễn thuế bao gồm:

– Tiền phụ cấp trang phục:

  • Nếu nhận được bằng tiền được miễn tối đa 5 triệu/năm
  • Nếu nhận được bằng hiện vật được miễn toàn bộ
  • Nếu vừa nhận được tiền vừa nhận được hiện vật thì phần nhận được bằng hiện vật không bị tính thuế còn phần tiền vẫn bị khống chế 5 triệu/năm.

– Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí

Căn cứ theo quy định của khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

  • Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Nếu phụ cấp theo tiêu dùng thực tế được miễn hết nhưng phải có hóa đơn tiền điện thoại mang tên công ty, địa chỉ, MST của công ty chi trả thu nhập.

– Tiền phụ cấp ăn trưa:

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá: 680.000/ tháng
  • Công ty chi phụ cấp ăn ca là 450.000 đ/tháng thì chỉ được miễn 450.000

– Tiền phụ cấp thuê nhà: không vượt quá 15% tổng TNCT

  • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

– Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

– Những khoản phúc lợi khác đều được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

Các khoản giảm trừ bao gồm:

Giảm trừ gia cảnh:

  • Người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  • Mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng nhưng phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Theo tỷ lệ mới nhất hiện nay như sau: BHXH (8%), BHYT(1,5%), BHTN (1%) và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
  • Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Năm 2021 tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm vào tiền lương của người lao động như sau:

  • Bảo hiểm Xã hội: 8%
  • Bảo hiểm Y tế: 1,5%
  • Bảo hiểm Thất nghiệp: 1%

Các khoản đóng góp từ thiện – Nhân đạo – Khuyến học:

  • Cung cấp tài liệu chứng từ chứng minh đã đóng góp hợp pháp cho các tổ chức được thành lập hợp pháp

THUẾ SUẤT:

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo: Biểu thuế luỹ tiến từng phần được tính toán rút gọn theo Phụ lục Số 1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông Tư 111/2013/TT-BTC

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất
(%)
Tính số thuế phải nộp (triệu đồng)
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu 5 0 + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 đến 10 triệu 10 0,25 + 10% TNTT trên 5tr 10% TNTT – 0,25
3 Trên 10 đến 18 triệu 15 0,75 + 15% TNTT trên 10tr 15% TNTT – 0,75
4 Trên 18 đến 32 triệu 20 1,95 + 20% TNTT trên 18tr 20% TNTT – 1,65
5 Trên 32 đến 52 triệu 25 4,75 + 25% TNTT trên 32tr 25% TNTT – 3,25
6 Trên 52 đến 80 triệu 30 9,75 + 30% TNTT trên 52tr 30 % TNTT – 5,85
7 Trên 80 triệu 35 18,15 + 35% TNTT trên 80tr 35% TNTT – 9,85

Sau đây DanhKhoiReal.VN xin lấy 1 ví dụ cụ thể để Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021:

Ông Nguyễn Anh A làm việc tại Công ty Bất Động Sản A-Z, công ty ký hợp đồng dài hạn với Anh A. Tháng 1/2021 anh Nguyễn Anh A được nhận các khoản thu nhập như sau:

  • Lương theo ngày công làm việc: 20.000.000đ
  • Tiền thưởng tháng 13 của năm 2018: 6.000.000đ
  • Phụ cấp tiền ăn trưa: 500.000đ
  • Phụ cấp tiền điện thoại: 500.000đ
  • Phụ cấp tiền xăng xe: 1.000.000đ
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm Xã hội: 8% + Bảo hiểm Y tế: 1,5% + Bảo hiểm Thất nghiệp: 1% = 20.000.000đ x (8% + 1.5% + 1%) = 2.100.000đ

Anh Nguyễn Anh A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty và phải đóng các khoản bảo hiểm.

Cách tính thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp trong tháng 1/2021 của anh Nguyễn Anh A như sau:

1. Tính Thu nhập chịu thuế của Anh Nguyễn Anh A như sau:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Tổng thu nhập: Lương theo ngày công làm việc: 20.000.000đ + Tiền thưởng tháng 13 của năm 2018: 6.000.000đ + Phụ cấp tiền ăn trưa: 500.000đ + Phụ cấp tiền điện thoại: 500.000đ + Phụ cấp tiền xăng xe: 1.000.000đ = 28.000.000đ

Trong đó Các khoản được miễn thuế:  Phụ cấp tiền ăn trưa: 500.000đ + Phụ cấp tiền điện thoại: 500.000đ  = 1.000.000đ

Tính Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế ~ 28.000.000đ – 1.000.000đ = 27.000.000đ

2. Tính các khoản giảm trừ của Anh Nguyễn Anh A:

  • Giảm trừ bản thân: 9.000.000đ
  • Giảm từ 2 người con phụ thuộc: 2 x 3.600.000đ = 7.200.000đ
  • Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm: 2.100.000đ

Tổng các khoản giảm trừ = 9.000.000đ + 7.200.000đ + 2.100.000đ = 18.300.000đ

3. Thu nhập tình thuế của Anh Nguyễn Anh A:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ = 27.000.000đ – 18.300.000đ = 8.700.000đ

4. Tính thuế Thu nhập cá nhân mà Anh Nguyễn Anh A phải nộp là:

Thu nhập của Anh Nguyễn Anh A theo bảng thế suất là thuộc Bậc 2: Trên 5 đến 10 triệu, mức Thuế suất là 10 %. Tới đây chúng ta có 2 cách tính thuế Thu nhập cá nhân mà Anh Nguyễn Anh A phải nộp

Cách 1: Tính thuế thu nhập cá nhân theo cách phổ thông: Tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

THUẾ TNCN PHẢI NỘP = THU NHẬP TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT

Bậc 1: Thu nhập tính thuế: (đến 5 triệu đồng) x thuế suất 5%: = 5.000.000 × 5% = 250.000đ
Bậc 2: Thu nhập tính thuế: (trên 5 triệu đến 10 triệu) x thuế suất 10%: = (8.700.000 – 5.000.000) × 10% = 370.000đ

Như vậy: Số thuế thuế thu nhập cá nhân mà Anh Nguyễn Anh A phải nộp trong tháng 01/2021 là: 250.000đ + 370.000đ = 620.000đ

Cách 2: Tính thuế TNCN 2021 theo phương pháp rút gọn Phụ lục Số 1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông Tư 111/2013/TT-BTC:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được tính toán rút gọn theo Phụ lục Số 1 PL TNCN ban hành kèm theo Thông Tư 111 2013 TT BTC - HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT 2021

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được tính toán rút gọn theo Phụ lục Số 1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông Tư 111/2013/TT-BTC

Thu nhập tính thuế của anh A trong tháng 01/2021 là 8.700.000đ, theo Bảng Phụ lục Số 1/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông Tư 111/2013/TT-BTC trên thì thu nhập của Anh A thuộc Bậc 2 Trên 5 đến 10 triệu đồng. Theo công thức tính thuế phải nộp cách 2 thì chúng ta có:

THUẾ TNCN PHẢI NỘP = 10% THU NHẬP TÍNH THUẾ – 0,25 = 10% 8.700.000đ  –  250.000đ = 620.000đ

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0963 22 73 23 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!





    Trả lời